Giảm 33% khi đặt online tai nghe bluetooth panasonic ML 15 tại phụ kiện tuấn phương
Thị trường phiên sáng lình xình với thanh khoản vô cùng thấp. Nhà đầu tư hầu như không mặn mà giao dịch. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn chỉ đạt 4.678 tỷ đồng, giảm 25% so với sáng hôm qua và thấp nhất kể từ khi nghẽn lệnh ở HoSE.
Thị trường nhìn chung tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trong phiên chiều nay. Dòng tiền tiếp tục tỏ ra thận trọng với thanh khoản duy trì ở mức thấp.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/9, VN-Index giảm 1,22 điểm (0,1%), còn 1.248,4 điểm, HNX-Index giảm 1,49 điểm (0,53%) còn 281,59 điểm, UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (0,17%) lên 90,4 điểm.
Sự thiếu vắng của dòng tiền khiến thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp. Giá trị giao dịch kết phiên đạt gần 14,7 nghìn tỷ đồng.
Phiên này, CTG tác động tích cực nhất đến thị trường khi đem về cho chỉ số chính 0,67 điểm. Ở chiều ngược lại, SAB lấy đi của Vn-Index 0,61 điểm.
Kết thúc phiên 13/9, PLX dừng ở mức 40.100 đồng/cổ phiếu, giảm gần 37% so với mức giá cao nhất từng đạt được từ đầu năm. Cổ phiếu PLX đã giảm khoảng 37% so với mức cao nhất từ đầu năm xuống sát đáy 2 năm xác nhận hồi giữa tháng 5.
Vốn hóa thị trường của Petrolimex tương ứng bị thổi bay gần 30.000 tỷ đồng từ đỉnh hồi cuối tháng 2.
Cổ phiếu PLX liên tục sụt giảm cùng với đà giảm của giá xăng dầu.
Sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 6, giá xăng dầu trong nước đã liên tục sụt giảm mạnh 7 kỳ trong vòng 2,5 tháng trở lại đây. Từ sau đợt điều chỉnh gần nhất (ngày 12/9), mỗi lít xăng RON 95-III đã giảm về 23.215 đồng và E5 RON 92 còn 22.231 đồng. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022.
Với việc giá xăng dầu giảm mạnh, khó có thể kỳ vọng doanh thu của doanh nghiệp này sẽ tiếp tục phá kỷ lục trong quý 3. Thậm chí, doanh số của Petrolimex có thể sẽ tăng trưởng âm. Điều này nếu xảy ra sẽ gây áp lực lớn lên lợi nhuận của nhà bán lẻ xăng dầu này, chưa kể đến việc phải trích lập dự phòng cho lượng tồn kho lớn.
Theo thống kê, tồn kho của doanh nghiệp này đều đã tăng mạnh từ đầu năm 2022, thậm chí có thời điểm tồn kho của riêng Petrolimex đã vượt hơn 1 tỷ USD vào cuối quý 1.
Với việc cả giá dầu thế giới và giá xăng dầu trong nước đều giảm mạnh từ đầu quý 3, nhiều khả năng doanh nghiệp này sẽ phải tăng trích lập dự phòng cho kỳ báo cáo tới đây. Điều này có thể sẽ “ăn mòn” lợi nhuận của Petrolimex.
Trước đó, Petrolimex đã bất ngờ lỗ “kỹ thuật” 141 tỷ đồng trong quý 2. Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho tại ngày 30/06/2022 căn cứ vào giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm lập báo cáo tài chính (20/07/2022).